Nhiễm trùng đường tiểu có gây đau lưng không ?

5 / 5 ( 1 phiếu bầu)
Lượt xem : 4,713

    Nhiễm khuẩn tiểu là bệnh lý khá phổ biến và có thể xảy ra trên mọi đối tượng, nếu được điều trị kịp thời bằng phương pháp phù hợp sẽ không để lại các biến chứng nguy hiểm. Khi mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh có nguy cơ phải đối diện với một số các triệu chứng bất thường gây khá nhiều trở ngại cho người bệnh. 

    Vậy nhiễm trùng đường tiết tiểu gây đau lưng không ? Câu trả lời sẽ có trong bài chia sẻ của các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Văn Kiệt sau đây.

Nhiễm trùng đường tiểu có gây đau lưng không ?

 Nhiễm trùng đường tiểu là hiện tượng vi khuẩn đi vào lỗ tiểu sau đó phát triển và tấn công gây viêm loét các cơ quan liên quan như đường tiểu, thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo,… và gây ra các triệu chứng như: Đau rát khi đi tiểu, tiểu máu, nước tiểu có mủ kèm theo mùi hôi tanh bất thường, sốt,…. Đặc biệt, đau lưng là một biểu hiện điển hình ở người mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

 Đau lưng do nhiễm trùng đường tiểu có thể gây ra một số rắc rối lớn đối với người bệnh như: gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, đau khi làm việc, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, ảnh hưởng đến quan hệ chăn gối do đau buốt,…. Bệnh diễn ra trong thời gian dài có thể khiến người bệnh lãnh cảm với quan hệ tình dục, hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ.

Đối tượng dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu thường gặp ở nữ giới

 Nhiễm trùng đường tiểu có thể gặp trên mọi đối tượng :

 Phụ nữ : Cơ sinh sinh dục của nữ giới được cấu tạo bởi các niêm mạc mỏng, đồng thời ống niệu quản ở nữ khá ngắn, chỉ khoảng 4cm tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn đi từ bên ngoài vào đến bàng quang và gây tình trạng viêm nhiễm. Nữ giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu cao khi quan hệ tình dục tần suất lớn hoặc kích thích quá mạnh khiến vùng kín bị trầy xước.

 Những người đặt ống thông tiểu : Quy trình đặt ống thông tiểu có thể khiến cơ quan sinh dục bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng đường tiểu.

 Người bị tiểu đường : Thay đổi ở hệ miễn dịch có thể làm bệnh nhân tiểu đường nhạy cảm hơn với các tình trạng nhiễm trùng.

 Nam giới : Nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới thường gặp khi bị phì đại tuyến tiền liệt.

 Trẻ nhỏ : Do chưa có ý thức trong công tác vệ sinh cơ quan sinh dục nên các bé thường bị nhiễm trùng đường tiểu.

Cần làm gì khi bị nhiễm trùng đường tiểu

 Khi bị nhiễm khuẩn đường tiểu, người bệnh còn có các dấu hiệu như: sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, đau vùng hạ sườn gây ra cảm giác rất khó chịu, cần được điều trị ngay, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho thận. Bên cạnh đó người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

 Luôn vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục trước và sau khi quan hệ vợ chồng.

 Vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau khi đi vệ sinh, Tiến hành lau khô từ trước ra sau tránh nhiễm khuẩn ngược từ hậu môn.

 Đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục.

 Không nhịn tiểu, khiến nước tiểu chứa trong bàng quang tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

 Tránh mặc quần lót quá chật, chất liệu không thoáng mát.

 Uống nhiều nước để tăng lượng nước cần bài tiết, tống vi khuẩn ra ngoài trong quá trình đi tiểu.

 Ăn nhiều loại trái cây, rau củ có nhiều thành phần vitamin và khoáng chất cần thiết để ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn. 

    Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Văn Kiệt cũng lưu ý thêm, nhiễm khuẩn đường tiểu tiểu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như là tạo ra căn bệnh đau lưng, gây ra nhiều rắc rối không mong muốn. Vì thế, khi phát hiện có dấu hiệu hoặc nghi ngờ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh cần phải có có hướng điều trị tích cực kịp thời. Liên hệ các bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa nhiễm khuẩn diện rộng cũng như là tầm soát cơn đau lưng.

     Bạn đang cần tư vấn thêm về bệnh nhiễm trùng đường tiểu, hãy nhấp vào khung chat, để gặp bác sĩ chuyên khoa của phòng khám, giải đáp thắc mắc miễn phí.

Tham Khảo Thêm :

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN 342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI 342
TƯ VẤN ONLINE 342
ĐẶT HẸN KHÁM 342

Lưu ý: Hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người

SHARE ON SOCIALS:
  • Đặt lịch hẹn khám

  • Phòng khám đa khoa Văn Kiệt
  • 8:00 - 20:00
  • Đăng ký khám bệnh trực tuyến giúp bạn
  • Ưu tiên khám ngay - Gặp bác sĩ chuyên khoa
  • Ghi chú : Mọi thông tin hoàn toàn bảo mật.