Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp trong ngày hành kinh
Lượt xem : 1,921Kinh nguyệt là yếu tố đặc trưng, có vai trò quyết định đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, mỗi khi tới ngày “đèn đỏ” thì không ít chị em cảm thấy lo lắng, khó chịu bởi những gì mà nó gây ra. Việc nắm bắt được các triệu chứng trong ngày hành kinh sẽ giúp chị em biết cách phòng tránh hiệu quả.
Triệu chứng thường gặp trong ngày hành kinh ở phụ nữ
Các bác sĩ phụ khoa – Phòng Khám Đa Khoa Văn Kiệt cho biết, có đến 85% phụ nữ đều trải qua một số triệu chứng khi sắp có kinh. Khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể gặp phải những dấu hiệu như:
Rong kinh : Thường kéo dài hơn 1 tuần, tình trạng này có thể xảy ra ở các bạn gái khi mới bước vào độ tuổi dậy thì, bởi hoạt động của hệ nội tiết chưa ổn định, tuy nhiên cũng có thể do một số bệnh phụ khoa.
Đau bụng kinh : Có thể đau từng cơn hoặc đau quặn, chướng bụng dưới, đau nhức ở vùng tiểu khung, đau lưng, buồn nôn, … Có hơn 50% con gái ở tuổi dậy thì gặp phải triệu chứng này.
Rối loạn tiêu hóa : Có người bị tiêu chảy trước ngày hành kinh khoảng 1 tuần hoặc bị táo bón trong thời gian có kinh. Do đó, chị em nên cân bằng lại chế độ ăn uống ( đủ, cân đối, đa dạng ).
Đau đầu : Do thiếu máu trong ngày “đèn đỏ”, cơ thể của chị em bị mất đi một lượng máu khá nhiều, gây suy giảm estrogen dẫn đến đau đầu. Điều này khiến chị em có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, dễ cáu giận, …

Thần kinh căng thẳng : Nhiều chị em trước khi có kinh khoảng 3 – 5 ngày thường có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, tinh thần thiếu ổn định, … Đây là những dấu hiệu của chứng căng thẳng thần kinh do khi hành kinh, cơ thể phụ nữ xảy ra những rối loạn về trao đổi chất.
Căng tức ngực : Tình trạng này xảy ra phổ biến với những chị em còn trẻ tuổi, có thể đau một bên ngực hoặc cả hai bên, vú bị căng, đau và tức.
Hành kinh ngắn ngày : Số ngày hành kinh quá ngắn, lượng máu ra quá ít so với những tháng trước đó. Triệu chứng là có kinh 1 hoặc 2 ngày đã hết, lượng máu ra chỉ vài giọt, có màu hồng nhạt, loãng, chóng mặt, hồi hộp, …
Tổn thương khớp gối : Khi nồng độ estrogen tăng cao trong chu kỳ kinh, khớp gối sẽ dễ bị tổn thương đặc biệt là dây chằng trước đùi và thường xảy ra ở thời kỳ rụng trứng.
Lời khuyên : Khi có những dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt ( ra ít, ra nhiều, màu sắc bất thường, có mùi hôi, đau bụng dữ dội, … ) thì chị em nên đến các phòng khám phụ khoa hoặc đến Phòng Khám Đa Khoa Văn Kiệt để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị thích hợp.
Những câu hỏi thường gặp khi có kinh nguyệt
Bao nhiêu tuổi thì có kinh : Khi con gái bước vào độ tuổi dậy thì sẽ xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt, thường thì 12 tuổi nhưng cũng có trường hợp 13 tuổi mới có kinh nguyệt. Hoặc có trường hợp nhanh hơn.
Kinh nguyệt bất thường cần phải điều trị ngay
1 năm có kinh bao nhiêu lần : Trung bình cứ 1 tháng phụ nữ sẽ hành kinh 1 lần, có nghĩa là 1 năm sẽ có 12 lần hành kinh ( nếu chu kỳ kinh nguyệt đều đặn ).
Khi có kinh nên tránh những điều gì : Đầu tiên chị em phải vệ sinh sạch sẽ “cô bé”, thay băng vệ sinh thường xuyên, không uống nước trà, cafe cũng như các đồ uống có cồn. Đặc biệt dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động nặng.
Trên đây là một số triệu chứng thường gặp khi có kinh ở nữ giới. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào bảng chat, các bác sĩ sẽ tư vấn và giải đáp miễn phí.
Lưu ý: Hiệu quả việc hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào cơ địa mỗi người

-
Đặt lịch hẹn khám
- Phòng khám đa khoa Văn Kiệt
- 8:00 - 20:00
- Đăng ký khám bệnh trực tuyến giúp bạn
- Ưu tiên khám ngay - Gặp bác sĩ chuyên khoa
-
Địa chỉ khám phụ khoa tin cậy ở TP.HCM
-
Những điều cần biết về soi tươi khí hư
-
Dấu hiệu nhận biết bệnh phụ khoa
-
Đau khi quan hệ nguyên nhân do đâu?
-
Thời điểm tốt nhất để khám phụ khoa
-
Ngứa vùng kín nữ nguyên nhân do đâu?
-
Đau rát khi quan hệ là bị bệnh gì?
-
Âm đạo sưng đau và chảy mủ là bị bệnh gì?
-
Bị huyết trắng có quan hệ được không?
-
Đau xương mu vùng kín ở nữ có sao không?